Thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam là một miếng bánh lớn

Tổng dung lượng thị trường cho trẻ em bao gồm hàng hóa, dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí ước tính lên đến 5,2 tỷ đô la Mỹnăm. Đây là kết quả nghiên cứu mà công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nkind vừa công bố. Nhưng trên thực tế, các DN trong nước chưa khai thác hết tiềm năng mà mảng thị trường này có thể mang lại.

Miếng bánh 5 tỉ đô

Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkinh, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12. Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Thị trường này chia làm ba nhóm chính: (1) giáo dục, (2) y tế và (3) nhóm tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác (dành cho trẻ 0-12 tuổi). Nhóm (3) chiếm khoảng 3,1 tỉ đô la Mỹ/năm, trong đó, chỉ riêng các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng đã chiếm đến 1,2 tỉ đô la Mỹ/năm; các sản phẩm khác bao gồm đồ chơi, quần áo, tã lót, mũ nó... chiếm khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ; dịch vụ vui chơi giải trí cho bé cũng lên đến 700 triệu đô la Mỹ/năm. Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng. Riêng ở TPHCM, mức nào cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Khó cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ

Nhìn chung, nhiều nghành hàng và dịch vụ cho trẻ khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ. Cụ thể ở lĩnh vực trò chơi trẻ em, theo số liệu thống kê không chính thức, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm thị phần hơn 80%. Chủ một đại lý bán đồ chơi trên đường Hai Bà Trưng (TPHCM) cho biết tỷ lệ hàng Việt Nam mà cửa hàng này phân phối chỉ chiếm khoảng 10%. Lý do mà chủ cửa hàng này đưa ra là mẫu mã đồ chơi trong nước quả đơn điệu, giả lại đắt hơn hàng nhập khẩu. Để có một dây chuyên sản xuất đồ chơi hoàn chỉnh đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ, doanh nghiệp trong nước phải đầu tư ít nhất 1 triệu đô la Mỹ. Ngay cả khi chấp nhận đầu tư, doanh nghiệp cũng khó lòng cạnh tranh với các thương hiệu đồ chơi nhập khẩu đã quen thuộc trên thị trường. Chưa kể chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để liên tục đưa ra thị trường những mẫu mã mới cũng là rào cản đối với các nhà sản xuất.

Tập trung vào thị trường nghách

Để khai thác thành công thị trường dành cho trẻ em, theo ông Thomas. J Ngo,doanh nghiệp đi sau cần tìm những thị trường nghách mà các sản phẩm nhập khẩu cũng như các công ty nước ngoài chưa nắm giữ. Ông Ngo cho rằng một trong những thị trường nghách quan trọng là mảng dịch vụ. Đầu tư vào các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí mang tính giáo dục mà cách là công ty Nlink đang thực hiện khá thành công ở Việt Nam thông qua hệ thống Trung tâm Giáo dục Thiếu nhi TiNiWorld. Hơn hai năm qua, Nkind đã đầu tư gần 4 triệu đô la Mỹ để xây dựng hơn 15 trung tâm trên cả nước. "Riêng mảng dịch vụ vui chơi giải trí có mức tăng trưởng trên 200%/năm. Đây là mảng thị phần còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác", ông Ngo nói.

Xem nhiều nhất