Phụ huynh có nên cho bé tập đi sớm?

Bố mẹ thường cho rằng tập cho con biết đi sớm sẽ giúp bé phát triển trí lực. Tuy nhiên, việc bé biết đi sớm chỉ cho thấy sự phát triển sớm của cơ bắp mà thôi. Nhiều phụ huynh khi thấy con cứng cáp đã nôn nóng cho con được tập đi sớm mà không hề biết rằng điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vậy cho trẻ tập đi sớm có tốt không? Nó có gây ra những hậu quả nào không?  Hãy cùng  Vinatoy | Nhựa Chợ Lớn giải đáp ngay trong bài viết này!

1. Khi nào nên dạy trẻ tập đi?

Thông thường, trước khi con đên giai đoạn tập đi thì bé phải trải qua nhiều giai đoạn trước đó. Thường bé sẽ bắt đầu biết lẫy, biết ngồi, biết bò rồi mưới bắt đầu chập chững biết đi. Trẻ sẽ tập đi những bước đầu tiên khi được 9 - 12 tháng tuổi và khi bé được 15 tháng tuổi có thể đi lại khá tốt. Việc trẻ có thể tập đi nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thể trạng, môi trường, sự tập luyện giữ bố mẹ và bé.

2. Tập cho bé biết đi sớm có tốt không?

Thông thường khi đến giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đứng vịn vào đồ vật và lẫm chẫm 1,2 bước đi đầu tiên. Vào giai đoạn 9 - 11 tháng tuổi trẻ đã có thể tự đứng thẳng 1, 2 giây. Và cho đến tháng thứ 10 - 14, trẻ đã có có thể tự đứng mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng đi theo đúng thứ tự này. Một vài trường hợp trẻ sẽ biết đứng chậm hơn so với dự kiến 1 vài tuần. Điều này không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng vì thể trạng và chế độ dinh dưỡng của từng bé là khác nhau. Vì vậy nếu bé nhà bạn gặp tình trạng này cũng đừng quá sốt ruột vì khi đến 18 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ đều tự đứng được.

Nhưng, nếu cho trẻ tập đi quá sớm thì sao? Với các bé dưới 1 tuổi, thị giác và các cơ bắp chân của bé vẫn chauw được phát triển hoàn toàn. Các cơ bắp ở chân còn rất mềm và yếu. Lượng canxi trong cơ thể của bé còn quá ít nên chưa thể giúp bé phát triển hoàn toàn nên sẽ gặp khó khăn trong việc làm trụ nâng đỡ cơ thể con. Vậy bé biết đi sớm có ảnh hưởng gì không? Theo ý kiến của các chuyên gia, việc tập đi sớm cho trẻ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thị lực và xương khớp ở trẻ.

3. Những ảnh hưởng xấu nếu cho trẻ tập đi sớm

- Giảm thị lực

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thật sự trẻ tập đi sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thị lực về sau. Theo các nghiên cứu, khi trẻ đứng sớm, tầm nhìn thay đổi sẽ khiến trẻ tập trung vào các đồ vật ở xa, có thể gây ra bệnh quáng gà hoặc các tật ở mắt.

- Tổn thương đến xương 

Cấu trúc xương của trẻ vẫn chưa sẵn sàng làm trụ đỡ toàn bộ cơ thể khi đứng, điều này sẽ vô tình gây mất cân bằng, ảnh hưởng lớn đến cột sống và dáng đi của trẻ. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dáng đi chữ O (vòng kiềng) và chữ X (hai đầu gối chạm vào nhau). Việc tập đi sớm còn làm xương của trẻ bị xơ hóa sớm, phát triển chậm lại. Khiến bé không đạt được chiều cao vốn dĩ có thể.

Bố mẹ cần quan sát và lắng nghe bé, không nên ép con mình phải biết đi sớm. Đặc biệt là không nên so sánh con mình với con người khác vì mỗi bé sẽ có một cột mốc phát triển riêng.

4. Các giai đoạn tập đi của bé 

Thông thường, bé sẽ trải qua 4 giai đoạn tập đi. Tuy nhiên, khi con bạn bỏ qua một trong các giai đoạn này cũng là điều vô cùng bình thường. Bố mẹ không nên quá lo lắng.

- Giai đoạn 1: 6 tháng

Lúc này cột sống trẻ đã vững vàng hơn. Vì vậy trẻ có thể ngồi tựa. Trẻ có thể đứng được trong một vài giây nếu được ba mẹ xốc nách. Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ biết xoay tròn và trườn lật. Tuy nhiên giai đoạn này bé vẫn chưa thể đứng vững

- Giai đoạn 2: 9 - 12 tháng

Từ 9 tháng tuổi bé đã tự ngồi vững, không cần tựa nữa. Bé biết trườn, bò giỏi và nhanh hơn trước. Lúc này, bé có thể tự vịn vào bàn ghế, tự đứng dậy và lần đi. Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu tiên khi khoảng 12 tháng tuổi.

- Giai đoạn 3: 13 - 17 tháng

Vào thời điểm này, trẻ đã đi vững nhưng còn vấp ngã nhiều. Bé có thể tự đứng lên khi ngã.

- Giai đoạn 4: 18 tháng tuổi

Bé đi vững hơn, hai chân di chuyển sát nhau hơn và có thể dừng lại dễ dàng hơn. Bé không cần đưa hai tay ra ngoài để giữ thăng bằng cơ thể nữa. Nếu được dắt một tay, trẻ có thể đi lên được cầu thang.

5. Trẻ mấy tháng có thể gọi là biết đi sớm?

Trẻ 8 tháng biết đi gọi là biết đi sớm. Việc trẻ biết đi sớm do bản năng và cơ thể bé đã sẵn sàng thì đó điều bình thường không gây hại cho bé. Nhưng có một số phụ huynh sốt ruột muốn tập cho con mình biết đi sớm để bằng bạn bè. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ có thể biết đi sớm hoặc biết đi chậm. Nhưng thông thường trẻ sẽ biết đi vào khoảng 12 tháng tuổi. Bố mẹ không nên bị ràng buộc vì câu nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” mà hãy quan sát con mình một cách toàn diện nhất.

6. Có nên mua xe tập đi cho bé

Xe tập đi cho bé là một trong những công cụ đắc lực cho bố mẹ trong việc cùng bé chập chững những bước đầu đời. Một số câu hỏi bố mẹ cần biết như: Xe tập đi dành cho bé mấy tháng tuổi? Thời điểm thích hợp cho bé sử dụng xe tập đi khi bé được 9 tháng tuổi trở lên. Thời điểm này bé đã biết ngồi và hệ xương  cũng cứng cáp hơn rất nhiều nên mẹ có thể cho bé ngồi xe tập.

Trên thị trường có rất nhiều các loại xe tập đi cho bé . Mẹ nên lựa chọn loại xe tập đi an toàn, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho trẻ. Xe tập đi không đủ an toàn, không đủ tiêu chuẩn chất lượng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và dáng đi của trẻ sau này. Vì thế, bố mẹ cần thiết chọn xe tập đi nào tốt cho bé!

7. Hướng dẫn bố mẹ cách tập đi an toàn cho trẻ

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, có rất nhiều kiến thức bố mẹ cần quan tâm để chuẩn bị cho sự phát triển của bé. Trong đó, việc tập đi đúng cách với những hướng dẫn sau sẽ giúp con nhanh biết đi và phát triển toàn diện.

- Tập cho bé đứng

Khi bé 6 tháng tuổi, bố mẹ hãy dành vài phút mỗi ngày để giữ bé đứng dậy. Điều này sẽ giúp bé làm quen với việc đứng và học cách đặt trọng tâm cơ thể lên hai chân. Ngoài ra, nó cũng kích thích phát triển cơ chân.

- Thường xuyên cỗ vũ, khích lệ con

Khi bé bắt đầu tập đi chập chững, bố mẹ nên cổ vũ và khen thưởng mỗi khi bé đạt được thành tích. Bố mẹ có thể đập tay khi con đi giỏi, hoặc nở nụ cười tươi khi con đang tập đi.

- Chơi cùng những bé khác

Trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh bé, đặc biệt là lứa cùng tuổi. Sẽ tốt cho con khi cho con chơi cùng với những đứa trẻ mới biết đi khác. Thông thường, bản năng của trẻ con là bắt chước. Thế nên trong môi trường như vậy bé cũng sẽ bắt chước để được hòa nhập với mọi người.

- Tạo thử thách cho bé

Đặt những món đồ chơi bắt mắt mà trẻ yêu thích ở một vị trí gần nhưng ngoài tầm với của trẻ. Điều đó sẽ tăng sự phấn khích, phiêu lưu giúp trẻ có xu hướng di chuyển nhiều hơn.

- Chơi đùa với bé

Khuyến khích bé đi bộ đến chỗ bạn khi bạn đưa tay về phía bé. Bạn cũng có thể yêu cầu bé theo bạn khi bạn bước vào một phòng khách.

8. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tập đi của bé

– Thiếu vitamin D: Vitamin D có vai trò giúp xương bé chắc khỏe hơn. Thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân gây trì hoãn quá trình tập đi của bé.

– Sinh non: Trẻ sinh non được cho là chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác ở một mức độ nhất định. Mức độ này có thể phụ thuộc vào mức độ sinh non của trẻ. Do đó, việc bé biết đi chậm 2-3 tháng so với các mốc dự kiến có thể được chấp nhận. Miễn là bé phát triển tốt về tổng thể và không bị co cứng cơ hoặc tư thế bất thường nào.

– Giảm trương lực cơ: Nếu trẻ sơ sinh bị giảm trương lực cơ, trẻ có thể đi khập khiễng khi mới sinh. Hoặc không thể giữ đầu gối và khuỷu tay cong. Tình trạng này có thể do tổn thương não và một số vấn đề khác. Nó cũng có thể do rối loạn cơ bắp, các dây thần kinh cung cấp cơ bắp hoặc nhiễm trùng. Chính vì vậy mà việc tập đi của trẻ cũng sẽ khó khăn và chậm hơn những đứa trẻ khác.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên có lẽ ba mẹ cũng đã hình dung được phần nào tính nghiêm trọng nếu cho trẻ tập đi sớm. Hãy để trẻ được phát triển một cách tự nhiên để sau này các con có thể tự tin về bản thân mình nhé.

 

Xem nhiều nhất